
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế, thì các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phải đối mặt với các khó khăn, tranh tụng liên quan đến luật pháp. Nhất là vấn đề pháp luật về hộ tịch. Điều bạn cần là một luật sư giỏi có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Luật Thiên Minh tự hào là một trong những đơn vị tư vấn pháp luật hộ tịch nhanh chóng và hiệu quả, chuyên nghiệp cho quý khách hàng
1. Quan niệm về hộ tịch, đăng ký hộ tịch
Hộ tịch là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội cả dưới góc độ quản lý xã hội lẫn cá nhân. Vào thời phong kiến, việc quản lý hộ tịch gắn liền với chính sách phát triển kinh tế của các triều đại, vừa là cơ sở để tính thuế vừa là danh mục để bổ sung quân số hay lập ấp cho quan lại, hoàng thân phong kiến. Trải qua mấy ngàn năm phong kiến, việc quản lý hộ tịch vẫn được coi trọng và ngày càng hoàn chỉnh. Sau ngày 2/9/1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, vấn đề hộ tịch đã được Bác Hồ và Chính phủ quan tâm, tuy nhiên, mục đích của việc quản lý hộ tịch khác hẳn chế độ xã hội trước đây, không phải để tra thêm gông cùm, gánh nặng, mà để mỗi người dân Việt Nam được làm người, làm chủ đất nước và thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình.
Theo quy định pháp luật hiện hành, tại khoản 1, 2 của Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 xác định “
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.”
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. ”
Như vậy, Luật Hộ tịch đã ấn định nội hàm pháp lý đối với thuật ngữ “hộ tịch” chính là các sự kiện cơ bản xảy ra đối với mỗi cá nhân con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, các sự kiện cơ bản này cho phép xác định tình trạng nhân thân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với sự kiện hộ tịch cụ thể. Với định nghĩa pháp lý trên hộ tịch không còn là những phương tiện, công cụ để lưu trữ các thông tin cá nhân của một người nữa, mà nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Do vậy, hộ tịch với tư cách là sự kiện cơ bản khi xảy ra đòi hỏi phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, chính xác và đăng ký tại một nơi theo đúng quy định.
2. Hộ tịch bao gồm những sự kiện gì?
Tư vấn pháp luật về hộ tịch (Nguồn: Internet)
Hộ tịch là những sự kiện như khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, xác định và nhận cha, mẹ, con… xác nhận tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Các sự kiện hộ tịch mà cá nhân phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được phân định rõ ràng tại Luật Hộ tịch năm 2014 (Luật Hộ tịch), bao gồm những trường hợp xác nhận vào Sổ hộ tịch và trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch như: khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, xác định và nhận cha, mẹ, con…
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Ngoài ra, trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch còn bao gồm việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
+ Công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú và thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở Việt Nam
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú, trong trường hợp nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu.
Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú, trường hợp nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.
Khi đăng ký hộ tịch, người dân phải xuất trình các giấy tờ để kiểm tra:
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), các loại Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
Người dân nếu có việc hoặc không có điều kiện để đến trực tiếp cơ quan thì có thể uỷ quyền (bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực) cho người khác làm thay ngoại trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con). Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người uỷ quyền, thì không cần phải có văn bản uỷ quyền.
Liên hệ ngay với luật Thiên Minh để được tư vấn về luật hộ tịch bạn nhé, đường dây nóng của chúng tôi: 0839 400 004 hoặc 0836 400 004
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.vn
Trân trọng !
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh:
- Tư vấn luật hình sự
- Tư vấn luật đấu thầu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tư vấn luật doanh nghiệp
- Bộ luật tố tụng hình sự
- Bộ luật hình sự